Trang chủ Văn bản Album ảnh Doanh nghiệp Liên hệ
 
Giới thiệu chung
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Chức năng, nhiệm vụ
Lịch sử hình thành - phát triển
Tuyên ngôn Ngành thuế
Mười điều kỷ luật
Tin tức - Sự kiện
Tin trong ngành
Tin Chi cục thuế TP Vinh
Tin khác
Tin kinh tế
Tin pháp luật
Thông báo
Thông báo
Lịch công tác
Hướng dẫn về Thuế
Dân hỏi, cơ quan thuế trả lời
Lĩnh vực chuyên môn
Chương trình - Mục tiêu
Nghiên cứu - Trao đổi
Hoạt động khác
Công tác Đảng
Hội cựu chiến binh
Công đoàn
Phụ nữ, Thanh niên
Văn hoá, văn nghệ, thể thao
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 3 | Tất cả: 3.180.381
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 
TIN TỨC - SỰ KIỆN | TIN TRONG NGÀNH
Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam, một tầm nhìn, một niềm tin, một giá trị cốt lõi lâu dài về sứ mệnh.
Tin đăng ngày: 20/2/2013 - Xem: 23409
 

Ngày 1/11/2012, Tổng cục Thuế đã ký quyết định 1766/TCT ban hành “Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam”.  Đây là sự cam kết về trách nhiệm của ngành Thuế trước Đảng, Nhà nước và nhân dân; đồng thời thể hiện quyết tâm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuế nhằm thực hiện công khai, minh bạch, đổi mới trong công tác quản lý thuế và phục vụ người nộp thuế theo mục tiêu của Chiến lược đã đề ra. Để Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam tổ chức triển khai sâu rộng, thống nhất trong toàn ngành, ngày 2 04/12/2012, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 4346/TCT-CC báo cáo tóm tắt một số nội dung cơ bản của Tuyên ngôn ngành thuế như sau:

        Tuyên ngôn của một tổ chức là tuyên bố cỏ giá trị lâu dài về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, niềm tin, phương châm hành động và trách nhiệm của tổ chức. Đó chính là một "hạt nhân vững chắc và không thay đổi" để mang lại sự ổn định cho tổ chức khi đối mặt với những thay đổi của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và tạo dựng thành công cho mình.

      Trong từng giai đoạn cụ thể, bản Tuyên ngôn sẽ giúp cho tổ chức đảm bảo sự thống nhất về "tôn chỉ" hoạt động xuyên suốt và trách nhiệm của tổ chức đó trước cộng đồng; Cung cấp một tiêu chuẩn để huy động, liên kết và phân phối nguồn lực của tổ chức, phục vụ cho các nhiệm vụ hướng tới các mục tiêu của tổ chức. Đồng thời, một bản Tuyên ngôn hiệu quả hướng tới phục vụ khách hàng sẽ giúp khách hàng hiểu được một cách rõ ràng, cụ thể về những hoạt động của tổ chức, những giá trị mà tổ chức đó cam kết mang lại cho khách hàng như sự chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, công bằng, nhất quán... trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ; góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của tổ chức đó trong cộng đồng xã hội.

    I. Sự cần thiết phải xây dựng Tuyên ngôn ngành Thuế

    Đối với ngành thuế Việt Nam, trải qua 67 năm từ khi thành lập và hệ thống thuế thống nhất trong cả nước từ năm 1990 đến nay, ngành thuế đã thực hiện, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Nhà nước và nhân dân giao cho: thực hiện quản lý thu thuế đối với các khoản thu ngân sách theo quy định của pháp luật, thực hiện đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế... Trước yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, công tác quản lý thuế cần phải đạt được những mục tiêu rất rõ ràng là nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lọi cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao thứ hạng của Việt Nam về quản lý thuế trong bảng xếp hạng toàn cầu về Môi trường kinh doanh. Để đạt được những mục tiêu đó, cần có hai điều kiện tiên quyết: (i) Nỗ lực vượt bậc của ngành thuế và (ii) Sự ủng hộ, giúp đỡ của người nộp thuế nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Việc xây dựng một Tuyên ngôn của ngành làm tôn chỉ", phương châm hành dộng của mọi cán bộ công chức trong toàn ngành thuế sẽ là điều cần thiết để đạt được các mục tiêu trên.

     1. Tuyên ngôn phục vụ khách hàng hay Tuyên ngôn ngành thuế?

    Đối với các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận (doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh...), khách hàng là đối tác quan trọng nhất để tổ chức đó tồn tại và thành công. Mọi hoạt động của tổ chức đều phải lấy khách hàng làm trọng tâm, phải mang lại các giá trị cho khách hàng, phục vụ nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, theo quan điểm quản lý nhà nước hiện đại, cơ quan quản lý là cơ quan cung cấp dịch vụ công, các đối tượng quản lý phải được tôn trọng, đối xử như các khách hàng của mình. Lãnh đạo của tổ chức cũng phải tạo ra sự gắn kết, lắng nghe và tạo niềm tin tưởng cho các nhân viên, người lao động trong tổ chúc và hoàn thành các trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng.

     Đối với ngành thuế, theo chức năng, nhiệm vụ, cơ quan thuế được thành lập nhằm thực hiện chức năng của một cơ quan Nhà nước, giúp nhà nước quản lý các nguồn thu thuế nội địa. Như vậy, cơ quan thuế vừa phải hoàn thành sứ mệnh phục vụ nhà nước (đảm bảo quản lý thuế hiệu quả, thu đúng, thu đủ tiền thuế); vừa phải đảm bảo trách nhiệm của mình đối với xã hội, với người nộp thuế (hướng dẫn, tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của mình). Bên cạnh đó, yếu tố người lao động là rất quan trọng đối với một tổ chức cơ quan thuế. Cơ quan thuế có một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuế đông đảo, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công tác thuế và tạo dựng hình ảnh, uy tín của cơ quan thuế trong xã hội. Vì vậy, cơ quan thuế cần quan tâm xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ thuê đủ năng lực, tận tâm với công việc, luôn trung thực, liêm chính và tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp... giúp cho cơ quan thuế có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ đối với Nhà nước và xã hội.

     Do đó, Tổng cục Thuế xây dựng bản Tuyên ngôn ngành Thuế chứ không chỉ là Tuyên ngôn phục vụ khách hàng.

     2. Mục tiêu của việc xây dựng Tuyên ngôn ngành Thuế

    - Tuyên ngôn ngành Thuế thể hiện cam kết về trách nhiệm của ngành Thuế trước Nhà nước, các tổ chức cá nhân và cộng đồng xã hội và quyết tâm của cán bộ, công chức ngành thuế trong việc công khai, minh bạch, đổi mới trong công tác quản lý thuế và phục vụ người nộp thuế theo các mục tiêu của Chiến lược cải cách Hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã đề ra.

    - Xây dựng những giá trị theo các mục tiêu, yêu cầu quản lý thuế hiện đại và phủ hợp với truyền thống lịch sử của ngành Thuế Việt Nam, làm tiêu chuẩn về đạo đức, hành vi, văn hóa để cán bộ, công chức, viên chức trong ngành duy trì và gìn giữ.

     Là cơ sở để người nộp thuế và cộng đồng xã hội thực hiện kiểm tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác thuế theo quy định của pháp luật; ủng hộ ngành thuế thực hiện nhiệm vụ.

     3. Các nội dung cụ thể của Tuyên ngôn ngành Thuế

     3.1. Tuyên bố về sứ mệnh

    Đặc điểm của ngành Thuế Việt Nam: Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham m¬ưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật1.

    - Nhiệm vụ và quyền hạn: Tổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết về thuế; Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược..., về quản lý thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; Tổ chức hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước, tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế...

    - Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 (Ban hành theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ) đã đặt ra mục tiêu về cải cách quản lý thuế: "Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả vềph¬ương pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á  trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020”.

    c. Xác định sứ mệnh của ngành Thuế Việt Nam

    Trên cơ sở lý thuyết về xây dựng tuyên bố sứ mệnh cùng với những quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế, Tổng cục Thuế xác định ngành Thuế có những sứ mệnh đối với nhà nước, đối với xã hội (người nộp thuế) và đối với người lao động trong cơ quan thuế như sau:

    (i) Quản lý thuế hiệu lực và hiệu quả;

    (ii) Hỗ trợ mọi tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật thuế;

    (iii) Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính.

    Giải thích nội dung:

    - Quản lý thuế hiệu lực và hiệu quả: Tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thuế thể hiện ở việc:

      + Cơ quan thuế là thực hiện quản lý thuế và thu thuế hiệu quả (thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, với chi phí thấp nhất). Thông qua việc tham mưu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế, cơ quan thuế đã góp phần giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô và từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở hệ thống chính sách thuế, cơ quan thuế thực hiện thu đúng, thu đủ và kịp thời tiền thuế vào NSNN. Cơ quan thuế khuyến khích người nộp thuế nâng cao tính tuân thủ một cách tự nguyện, tuy nhiên đối với những NNT kê khai không trung thực, cơ quan thuế sẽ áp dụng các biện pháp cứng rắn như ấn định, phạt vi phạm nhằm nâng cao hơn nữa tính tuân thủ của NNT, chống thất thu ngân sách và đảm bảo công bằng trong xã hội.

      + Giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế: Đây là công việc thường xuyên, liên tục của cơ quan thuế. Để giảm chi phí tuân thủ cần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính thuế, công khai các thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế, trên website ngành thuế giúp cho NNT cũng nh¬ư mọi tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận và thực hiện; đồng thời cắt giảm các giấy tờ tài liệu, cắt giảm các chỉ tiêu không cần thiết phải kê khai trong hồ sơ khai thuế, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính thuế (khai thuế điện tử, nộp thuế qua NHTM...).

      + Tiết kiệm chi phí hành thu cho cơ quan thuế: Thông qua việc xây dựng các quy trình quản lý thuế theo chức năng, áp dụng CNTT trong quan lý thu thuế từ cấp Tổng cục tới cấp Chi cục Thuế, cơ quan thuế tiết kiệm được thời gian giải quyết công việc trong nội bộ, tiết kiệm được chi phí hành thu cho cơ quan thuế.

    - Hỗ trợ mọi tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật thuế: Với chức năng tham mưu xây dựng hệ thống chính sách pháp luật thuế cũng như pháp luật quản lý thuế, cơ quan thuế tham mưu, xây dựng chính sách quản lý thu thuế đảm bảo đơn giản, minh bạch, dễ hiểu; Đồng thời cơ quan thuế có nhiệm vụ hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế để mọi tổ chức cá nhân hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình. Cơ quan thuế cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, ứng dụng CNTT trong cung cấp các dịch vụ cho NNT để giảm chi phí tuân thủ chung cho xã hội.

    - Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính: Con người là chủ thể của mọi hành động, duy trì sự tồn tại và thúc đẩy sự phát triển của mọi tổ chức, mọi xã hội. Cơ quan thuế có một đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuế đông đảo, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công tác thuế và tạo dựng hình ảnh, uy tín của cơ quan thuế trong xã hội. Vì vậy, cơ quan thuế cần quan tâm xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ thuế đủ năng lực, tận tâm với công việc, luôn trung thực, liêm chính và tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp... giúp cho cơ quan thuế có thể hoàn thành mọi sứ mệnh đối với Nhà nước và xã hội.

    3.2. Tuyên bố Tầm nhìn

    Yếu tổ " Tầm nhìn " trong Tuyên ngôn ngành thuê Việt Nam

    - Theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu của Chiến lược là: Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hoá cao.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2020 theo Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ là: Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính; Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Định hướng, quan điểm xây dựng "tầm nhìn " của ngành thuế

    - "Tầm nhìn" cần phải thể hiện được những thay đổi: Thay đổi về quan điểm phục vụ: Không chỉ là thực hiện nhiệm vụ chính trị của một cơ quan công quyền mà đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế, thu thuế hiệu quả; Thay đổi cách nghĩ, cách làm cũ; Dám làm, hướng đến kết quả xuất sắc.

    - “Tầm nhìn” cần phải đư¬a tất cả các đối tượng có liên quan (Doanh nghiệp, người dân, công chức thuế, cơ quan thuế, nhà nước) về cùng một hướng vì một mục tiêu chung.

    - Hình thức thế hiện của "tầm nhìn" phải đơn giản, dễ hiểu, thể hiện rõ hình ảnh của cơ quan thuế trong tương lai; Đồng thời phải bao quát các hoạt động và mối quan tâm của ngành.

Tuyên bố Tầm nhìn trong Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam

    (i) Trở thành một cơ quan thuế hiện đại, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả;

    (ii) Là đối tác tin cậy nhất của mọi tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật thuế;

    (iii) Phấn đấu đư¬a Việt Nam trở thành một trong những nước đứng hàng đầu xếp hạng thuận lợi về thuế tại khu vực Đông Nam Á.

    Giải thích:

   - Hiện đại: Ngành thuế Việt Nam đang trong quá trình quá độ để bắt kịp và hội nhập với xu thế quốc tế. Trước chiều hướng số lượng doanh nghiệp tăng ngày một nhanh, công tác quản lý ngày càng khó khăn, phức tạp, yêu cầu xây dựng một ngành thuế hiện đại với cơ sở vật chất đầy đủ, tiên tiến, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng được quá trình điện tử hoá... là một tất yếu. Hiện nay, ngành thuế đang triển khai việc kê khai, nộp thuế điện tử và nhiều dự án lớn nh¬ư dự án quản lý thuế thu nhập cá nhân, dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp...

    - Hoạt động chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả: Thể hiện trên các khía cạnh: Công chức thuế làm việc chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên sâu, làm việc có tâm huyết; Cơ quan thuế, công chức thuế thực thi công vụ đạt hiệu quả cao, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

    - Là đối tác tin cậy nhất của mọi tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật thuế: Điều này định vị hình ảnh của cơ quan thuế trong tâm trí của người dân và doanh nghiệp. Không những vậy, bằng những hoạt động triển vọng của mình và một khi được người dân và doanh nghiệp tin tưởng, cơ quan thuế còn hướng tới trở thành cơ quan hàng đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước về việc cung cấp các dịch vụ hành chính công.

    - Phấn đấu đ¬ưa Việt Nam trở thành một trong nhĩrng nước đ¬ứng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á về xếp hạng thuận lợi về thuế: phù hợp với nội dung "tầm nhìn" trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020; nhằm cái thiện môi trường đầu tư¬ kinh doanh về thuế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực.

    3.3. Tuyên bố về Giá trị

    a. Cách thức xây dựng Tuyên bố Giá trị

    Trước hết phải được sự thống nhất cao trong nhận thức về các giá trị cốt lõi của ngành thuế và mối quan hệ giữa giá trị cốt lõi với sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Các giá trị cốt lõi là các nguyên tắc và tiêu chuẩn quan trọng nhất, cô đọng nhất về đạo đức, hành vi và văn hoá mà ngành thuế mong muốn và gìn giữ lâu dài. Giá trị cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch chiến lược, nó thường dẫn dắt mục tiêu và phương hướng  cho những người lập kế hoạch của ngành thuế.

Tuyên bố về giá trị của ngành thuế là tuyên bố về những giá trị cốt lõi của tổ chức và thể hiện cách cán bộ thuế đã, đang và sẽ thực hiện công việc, phối hợp với nhau như thế nào; cách thức mà ngành thuế đã, đang và sẽ mang lại những giá trị cho khách hàng (người nộp thuế và cộng đồng xã hội), đối tác (các ban ngành, hiệp hội...) và tập thể cán bộ công chức trong ngành.

    - Quan điểm, định hướng xây dựng Giá trị cốt lõi và Tuyên bố giá trị của ngành thuế:

     + Giá trị cốt lõi và Tuyên bố giá trị của ngành thuế phải thể hiện được vai trò, các đặc điểm cơ bản (tính ổn định, tính định lượng, tính gắn kết) và hình thức của giá trị cốt lõi và Tuyên bố giá trị của một tổ chức theo thông lệ chung.

     + Giá trị cốt lõi và Tuyên bố giá trị của ngành thuế phải thể hiện được những nét riêng về đạo đức, văn hoá và hành vi của ngành thuế nói chung và cán bộ thuế nói riêng.

     + Giá trị cốt lõi và Tuyên bố giá trị của ngành thuế phải phù hợp với Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020.

    Tuyên bố về Giá trị trong Tuyên ngôn ngành Thuế:

Chúng tôi coi trọng, xây dựng và gìn giữ các giá trị sau:

   * MINH BẠCH: Thực hiện quản lý thuế một cách rõ ràng, công khai, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân.

   * CHUYÊN NGHIỆP: Cán bộ, công chức thuế có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng thành thạo. Luôn tận tâm trong công việc và thân thiện với người nộp thuế.

   * LIÊM CHÍNH: Cán bộ, công chức thuế luôn tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp một cách trúng thực, đáng tin cậy.

   * ĐỔI MỚI: Luôn đổi mới t¬ư duy, hành động để quản lý thuế hiệu quả mang lại giá trị tốt nhất cho mọi tổ chức, cá nhân.

    3.4. Cam kết và mong đợi của cơ quan Thuế:

Chúng tôi cam kết nỗ lực đổi mới, tận tâm với sự nghiệp thuế và mong đợi các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng pháp luật thuế, cùng chung tay xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

     Giải thích:

    Ngành thuế "chủ động" cam kết với mọi tổ chức, cá nhân bằng những hành động, quyết tâm cụ thể, đồng thời nêu rõ mong đợi của ngành thuế đối với mọi tổ chức, cá nhân tự giác thực hiện đúng các quy định về pháp luật thuế, cùng góp sức chung tay xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh

     II. Ban hành và triển khai tuyên ngôn ngành thuế 

     1. Ban hành Tuyên ngôn ngành Thuế:

    Với mục tiêu công khai, minh bạch thể hiện cam kết và quyết tâm của ngành thuế, cán bộ, công chức thuế, đồng thời là cơ sở để người nộp thuế và cộng đồng xã hội thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác thuế, cũng nh¬ư ủng hộ cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ, Tổng cục Thuế đã tiến hành xây dựng và triển khai Tuyên ngôn của ngành Thuế.

     Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết, kinh nghiệm xây dựng Tuyên ngôn của các tổ chức, các công ty... trong và ngoài nước, tham khảo Tuyên ngôn của cơ quan thuế các nước..., kết hợp với đánh giá thực trạng mục tiêu Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2011-2020, Tổng cục Thuế đã dự thảo các phương án về Tuyên ngôn ngành Thuế theo các cách thức tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn, trong đó làm rõ ư¬u điểm và hạn chế của từng phương án để phục vụ cho việc đánh giá, hoàn thiện và lựa chọn phương án cuối cùng.

     Tổng cục Thuế cũng đã tổ chức 2 vòng lấy ý kiến, vòng 1 là ý kiến các Vụ/đơn vị, các Cục Thuế và các đ/c nguyên là Lãnh đạo, chuyên gia của ngành thuế thông qua nhiều hình thức như họp thảo luận, lấy ý kiến bằng văn bản, khảo sát trực tiếp, vòng 2 là tiếp thu, hoàn thiện theo các ý kiến của các Vụ/đơn vị thuộc Bộ Tài chính, tập thể Lãnh đạo Tổng cục Thuế và các Lãnh đạo Bộ.

Qua tổng hợp ý kiến tham gia đối với dự thảo Tuyên ngôn và nhiều lần hoàn thiện, ngày 1/11/2012, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế đã ký Quyết định số 1766/QĐ-TCT về việc ban hành Tuyên ngôn ngành thuế.

    2. Triển khai thực hiện Tuyên ngôn ngành Thuế:

    Để Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam được tổ chức triển khai sâu rộng, thống nhất trong toàn ngành, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện các công việc như sau:

    a. Triển khai thực hiện Tuyên ngôn ngành Thuế

    - Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị; phối hợp với các tổ chức Đảng, đoàn thể, quần chúng của đơn vị để tuyên truyền, giáo dục chính trị tư¬ tưởng, vận động cán bộ công chức thực hiện tốt Tuyên ngôn ngành Thuế và hướng tới các giá trị "Minh bạnh - Chuyên nghiệp - Liêm Chính - Đổi mới".

     - Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Thuế trong việc nâng cao toàn diện về năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc, phẩm chất đạo đức và tác phong thực hiện nhiệm vụ, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thuê có chất lượng, liêm chính.

    - Phát động cán bộ, công chức ngành thuế nêu cao tinh thần tận tâm phục vụ, thân thiện với người nộp thuế nhằm cải thiện hình ảnh cán bộ, công chức thuế, cơ quan thuế trong mắt người dân, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội; đảm bảo thực hiện các cam kết của cơ quan thuế và tạo sự thuận lợi cho người nộp thuế.

    - Rà soát, lựa chọn để bố trí, sử dụng cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ, năng lực chuyên môn, thái độ làm việc đúng mực, thực thi trong các khâu nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến người nộp thuế; Xây dựng các biện pháp tăng cư¬ờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện Tuyên ngôn ngành Thuế.

    - Công khai các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ và thời gian giải quyết tại bộ phận "một cửa" nơi đón tiếp người nộp thuế, trên trang web của cơ quan thuế Thực hiện đúng quy định của pháp luật trong giải quyết công việc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

    - Duy trì các hòm th¬ư góp ý, số điện thoại đường dây nóng, công bố các địa chỉ, hòm thư¬ điện tử... tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân, doanh nghiệp về việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của cán bộ, công chức thuế.

     b. Các biện pháp để giám sát, duy trì việc thực hiện Tuyên ngôn ngành Thuế

Để triển khai thực hiện Tuyên ngôn ngành Thuế, các Vụ/đơn vị thuộc Tổng cục xây dựng bản mô tả yêu cầu công việc để thực hiện Tuyên ngôn ngành thuế theo từng chức năng quản lý thuế và phục vụ người nộp thuế. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng cần xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá về công tác triển khai thực hiện Tuyên ngôn đối với các đơn vị trong toàn ngành khi xét thi đua khen thư¬ởng hay kiểm tra nội bộ... Cụ thể:

    - Xây dựng bản yêu cầu công việc đối với cán bộ ngành thuế khi phục vụ người nộp thuế theo bốn chức năng quản lý thuế (TTHT, KK, QLN, Thanh tra kiểm tra) và công tác quản lý nội ngành theo các nội dung của Tuyên ngôn;

    - Bổ sung nội dung về Tuyên ngôn ngành Thuế trong chương trình đào tạo, giáo trình về đạo đức, văn hoá công sở của cán bộ, công chức thuế để giảng dạy cho cán bộ, công chức thuế mới cũng như những công chức đang làm việc trong ngành.

    - Xây dựng nội dung kiểm tra nội bộ và bổ sung tiêu chí chấp hành thực hiện Tuyên ngộn ngành Thuế vào nội dung thi đua, khen thưởng hàng năm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu... người nộp thuế.

    - Chủ động phối hợp với các cơ quan báo chi, truyền thông thực hiện tuyên truyền rộng rãi vê chủ trương, biện pháp thực hiện Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình và hỗ trợ, giám sát các cấp chính quyền, của người dân và doanh nghiệp với cán bộ thuế, cơ quan thuế trong việc thực hiện Tuyên ngôn ngành Thuế.

      Trên đây là báo cáo tóm tắt một số nội dung của Tuyên ngôn ngành Thuế.

                             

                                          Theo trang thông tin điện tử BTC

Tin tức - Sự kiện khác:
Ban hành Thư nhắc nộp/Thông báo yêu cầu nộp hồ sơ khai thuế bằng phương thức điện tử (18/11/2020)
Chi cục Thuế TP Vinh triển khai tuần lễ "Đồng hành cùng người nộp thuế" (10/9/2020)
Ngành Thuế triển khai hướng dẫn nộp lệ phí trước bạ xe ô tô, xe máy trên địa bàn toàn quốc (10/8/2020)
NGHỊ QUYẾT 94/2019/QH14 (14/5/2020)
Nghị quyết 42/NQ-CP hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (14/5/2020)
Hướng dẫn gửi giấy đề nghị gia hạn theo Nghị định 41 (14/4/2020)
MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VỀ GHI NỢ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO NGHỊ ĐỊNH 79/2019/NĐ-CP (24/12/2019)
Điều kiện và đối tượng áp dụng Hóa đơn điện tử từ 01/11/2020 (23/9/2019)
Xử lý nợ thuế các Doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh (23/9/2019)
Tổng cục Thuế mở rộng hệ thống Dịch vụ thuế điện tử cho 15 tỉnh/thành phố (12/4/2019)
Tổng hợp nội dung 4 buổi giao lưu trực tuyến của Tổng cục Thuế về Quyết toán Thuế Thu nhập cá nhân (2/4/2019)
Chương trình hỗ trợ trực tuyến về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2018 trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế (15/3/2019)
Nội dung buổi giao lưu về Quyết toán thuế TNCN ngày 6/3/2019 của Tổng cục Thuế (11/3/2019)
Tổng cục Thuế tổ chức Chương trình hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2018 trên website Tổng cục Thuế (www.gdt.gov.vn) (5/3/2019)
Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2018 (1/3/2019)
VIDEO CLIPS
Video
THÔNG BÁO - LỊCH
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 01/2024
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 3/2022
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 02/2022
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 01/2022
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 12/2021
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 10/2021
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 09/2021
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 03/2021
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 02/2021
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 12/2020
Tổng cục Thuế hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân kỳ tính thuế năm 2020
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 11/2020
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 10/2020
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 08/2020
DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NỢ ĐƯA THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THÁNG 07/2020
 
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ VINH
Giấy phép số: 253/GP-TTĐT ngày 19/11/2010 do Bộ Thông tin và truyền thông cấp
Cơ quan chủ quản: UBND TP Vinh - Địa chỉ: Số 25 Đường Lê Mao – TP Vinh. Hotline: 0383.598801
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hoài An – Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND Thành phố Vinh
Cơ quan thường trực: Đài phát thanh - truyền hình TP.Vinh - Số 14 Đường Nguyễn Thị Minh Khai – TP Vinh
Người phụ trách: Ông Lê Nguyễn Chung – GĐ Đài PT-TH TP Vinh - Email: vinhcity.ptth@gmail.com - Hotline: 0383.842584
Chuyên trang Chi cục Thuế Thành phố Vinh
Địa chỉ: Số 29 – Lê Mao – TP Vinh – Nghệ An
Điện thoại Đường dây nóng: 0383.598229
Email: banbientapcctvinh@gmail.com - Website: http://vinhcity.gov.vn/chicucthuetpvinh.gov.vn